Bộ sưu tập về Bản Đồ năm 1890 của Sài Gòn

Bộ sưu tập quý hiếm về Bản Đồ năm 1890 về phân chia 2 làng tuyến đường”Sài Gòn – Chợ Lớn” về đường trên và đường dưới,chắc ít ai biết đựơc ngày xưa thành phố chúng ta có 2 đường Xe lửa Saigon – Cholon có tên tiếng Pháp là Route Haute (Màu Xanh) và Route basse cặp Kênh Tàu Hủ (Màu đỏ) cũng như sự sát nhập của Sài Gòn – Chợ Lớn sau này
Cập nhật tự động 5 phút một lần

Bộ sưu tập quý hiếm về Bản Đồ năm 1890 về phân chia 2 làng tuyến đường”Sài Gòn – Chợ Lớn” về đường trên và đường dưới,chắc ít ai biết đựơc ngày xưa thành phố chúng ta có 2 đường Xe lửa Saigon – Cholon có tên tiếng Pháp là Route Haute (Màu Xanh) và Route basse cặp Kênh Tàu Hủ (Màu đỏ) cũng như sự sát nhập của Sài Gòn – Chợ Lớn sau này.

– Qua bộ ảnh xưa ơi là xưa này quý vị sẽ thấy đời sống sinh hoạt của những người dân Saigon – Cholon và Gia Định xưa như thế nào cùng với những con đường quen thuộc của chúng ta ngày nay được hình thành từ lúc này.

Chợ Lớn là tên của khu vực đông người Hoa sinh sống nằm ven kênh Tẻ ở Sài Gòn, đây vốn là một thành phố riêng biệt với Sài Gòn, từ những đầu thập niên 1930, Sài Gòn và Chợ Lớn mới dần dần sáp nhập vào nhau do quá trình đô thị hóa, vào thập niên 1940, dân số Chợ Lớn vào khoảng 200.000 người, đông hơn Hà Nội và chỉ sau Sài Gòn Xưa.

Năm 1950, thời điểm những bức ảnh này được thực hiện, quá trình dung hợp giữa Sài Gòn và Chợ Lớn gần như đã hoàn tất, toàn bộ thành phố dùng một tên gọi kép là Sài Gòn – Chợ Lớn, vào lúc này, trung tâm Chợ Lớn là một khu buôn bán sầm uất, nơi tập trung nhiều cửa hàng của người Hoa và các thương nhân Hoa Kiều phát đạt, vào lúc này, trung tâm Chợ Lớn là một khu buôn bán sầm uất, nơi tập trung nhiều cửa hàng của người Hoa và các thương nhân Hoa Kiều phát đạt, bên cạnh đó là những dấu ấn của Pháp về kiến trúc và các chỉ dẫn đường phố

Thời điểm đó an ninh ở Chợ Lớn hoàn toàn nằm dưới sự quản lý của chính quyền Pháp, nhiều ngôi nhà của người Hoa ở Chợ Lớn thời gian này treo cờ Trung Hoa Dân Quốc (ad đã đưa tin này cho mọi người xem) ,một lực lượng ngoại quốc đã đóng quân ở Việt Nam sau năm 1945, đến năm 1956, tên gọi kép Sài Gòn – Chợ Lớn bị bãi bỏ, toàn bộ khu vực Chợ Lớn chính thức thuộc về Đô Thành Sài Gòn.

Từ trước năm 1698, ở Đề Ngạn (mà sau này gọi là Chợ Lớn) đã có làng Minh Hương của người Hoa (vì không thần phục nhà Thanh, họ đã rời bỏ Trung Quốc sang định cư ở miền Nam Việt Nam).

Tuy nhiên, vùng đất ấy trở nên đông đúc kể từ khi người Hoa ở Cù Lao Phố (tức Biên Hòa ngày nay) chạy tới đây lánh nạn sau khi nơi ở của họ bị quân Tây Sơn tàn phá năm 1776 ,rồi do nhu cầu, người Hoa lập chợ (hay phát triển chợ có đã từ trước) để trao đổi hàng hóa. so với chợ Tân Kiểng của người Sài Gòn, sau đó, tên chợ cũng được dùng để chỉ vùng đất mà nó tọa lạc, theo học giả Vương Hồng Sển, thì “Chợ Lớn như nay ta còn gọi, đối với Hoa kiều là Thầy Ngôồn (Đề Ngạn) hay Xi Cóon (Tây Cống); còn sách cũ Pháp viết là Cholon hay Cholen, Cho Leun”

Thành phố Chợ Lớn thành lập ngày 6 tháng 6 năm 1865. Đến ngày 20 tháng 10 năm 1879, Thống đốc Nam Kỳ Le Myre de Vilers ra Nghị định công nhận thành phố Chợ Lớn (ville de Chợ Lớn) là đô thị loại 2 (municipalité de 2e classe) ngang cấp tỉnh, cùng với các thành phố Đà Nẵng và Phnom Penh được thành lập sau này của xứ Đông Dương thuộc Pháp. Đứng đầu thành phố là viên Thị trưởng (Maire), do Thống đốc Nam Kỳ đề cử và Toàn quyền Đông Dương bổ nhiệm. Thành phố Chợ Lớn là đơn vị hành chính tách biệt hẳn với tỉnh Chợ Lớn.

Tuy nhiên trụ sở các cơ quan chính quyền của tỉnh Chợ Lớn đều đặt tại Thành phố Chợ Lớn, ngày 1 tháng 7 năm 1882, tuyến đường xe điện đầu tiên ở Việt Nam dài 5 km, rộng 1 m, nối Sài Gòn và Chợ Lớn bắt đầu hoạt động. Theo Bến Nghé xưa của Sơn Nam thì Giữa Sài Gòn và Chợ Lớn phía đất thấp, chưa có dự kiến nên nối liền, còn ruộng lúa với người cày, ao nuôi vịt, ngọn rạch cạn, đợi đến năm 1916 mới bắt đầu đắp đường, trải đá ong… (Đó là đường Galliéni, nay là Trần Hưng Đạo), đến năm 1930, hai Thành phố Sài Gòn và Chợ Lớn đã giáp nhau ở chỗ nay là đường Nguyễn Văn Cừ.

Ngày 27 tháng 4 năm 1931, khu Sài Gòn-Chợ Lớn được thành lập lại theo Sắc lệnh của Tổng thống Pháp, đứng đầu khu là một Khu trưởng, do Toàn quyền Đông Dương bổ nhiệm. Khu trưởng là Chủ tịch Hội đồng quản lý khu Sài Gòn-Chợ Lớn. Chức Thị trưởng vẫn còn tồn tại đến năm 1934, nhưng một số quyền hạn của chức này chuyển sang cho Khu trưởng, kể từ năm 1956, theo học giả Vương Hồng Sển.

Chợ Lớn bị lấy đi một phần nhập với Gia Định, còn một phần nhập với Tân An làm ra tỉnh Long An, riêng thành phố Chợ Lớn (nơi có chợ Bình Tây ngày nay) thì nhập với Sài Gòn làm thành Đô thành Sài Gòn

Previous articleSiêu máy tính vượt qua bài kiểm tra Turing Test
Next articleTổng hợp từ ngữ thông dụng của người dân Saigon xưa nói riêng & miền Nam nói chung