Đồ điện tử nhà bạn sẽ giảm tuổi thọ nếu còn những thói quen này

Những thói quen xấu khi sử dụng các đồ vật trong nhà không những mang lại những ảnh hưởng không tốt mà còn giảm đi tuổi thọ của các đồ dùng mà bạn đang sử dụng. Đặc biệt các đồ dùng điện tử nếu duy trì những thói quen không tốt này trong cả một thời gian thì bạn chắc chắn sẽ phải sớm phải chi hầu bao để thay thế thiết bị mới cho mình.

Những thói quen làm đồ điện tử giảm tuổi thọ

Vào những ngày tết của năm trước, có khá nhiều các khách hàng tới “xông đất” mua mới các thiết bị điện tử, điện lạnh, như: máy giặt, tivi, tủ lạnh,… Nguyên nhân không đâu xa vì các thiết bị cũ đã bị hư hỏng trong mùa tết.

Lý giải cho điều này, ngày Tết là thời điểm mà các thiết bị điện tử, điện lạnh, gia dụng hoạt động tối đa công sức, dẫn đến quá tải. Và các thói quen khác gây lãng phí điện, khiến các thiết bị giảm tuổi thọ, hư hỏng và thậm chí còn gây nguy hiểm đến người sử dụng!

Dưới đây là một số thói quen sai lầm mà bạn có thể đã mắc phải dẫn đến nguy cơ làm giảm tuổi thọ thiết bị điện và cách khắc phục để “chăm sóc” tốt cho thiết bị của nhà mình nhé!

Bật – tắt điều hòa liên tục

Nhiều người thường có thói quen ra khỏi phòng và ngay lập tức tắt điều hòa và trở lại phòng chỉ sau 5 phút và bật lại điều hòa. Hoặc có trường hợp bật điều hòa thường để nhiệt độ lạnh sâu, chờ cho phòng thật mát thì tắt điều hòa và bật quạt, đến khi cảm thấy nóng thì bật trở lại để tiết kiệm điện. Nhưng điều này là sai lầm làm ảnh hưởng trực tiếp đến điều hòa.

Bởi, bật/tắt điều hòa liên tục sẽ làm máy phải khởi động nhiều lần, điện năng tiêu thụ cho việc làm lạnh lại căn phòng từ đầu còn nhiều hơn, làm giảm tuổi thọ đáng kể của điều hòa. Hơn nữa, việc liên tục thay đổi nhiệt độ phòng sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe, nhất là đối với người già và trẻ em.

Cắm cơm lâu trước giờ ăn

Nhiều gia đình thường có thói quen nấu cơm hoặc cắm cơm trước giờ ăn từ 1 đến 2 tiếng. Việc ủ cơm giữ nhiệt như vậy rất tốn điện năng. Tốt nhất là bạn nên cắm nồi cơm điện trước khi ăn 45 phút và cắm bữa nào ăn ngay bữa đó.

Đặt thức ăn nóng vào tủ lạnh

Đặt thức ăn nóng vào tủ lạnh, dù vô tình hay cố ý sẽ làm khiến hơi nóng từ thức ăn tỏa ra, làm ấm không khí bên trong. Khi đó máy nén của tủ lạnh phải làm việc nhiều hơn để làm mát không khí, gây lãng phí điện năng. Vì vậy, bạn nên làm nguội thức ăn trước đi đặt chúng vào thiết bị điện dân dụng này là cách hiệu quả để tiết kiệm điện năng cho tủ.

Tắt/bật tủ lạnh thường xuyên

Được khuyến cáo là điều này sẽ khiến tủ lạnh giảm tuổi thọ và gây tiêu hao điện năng lớn. Nhưng nhiều người dùng vẫn thờ ơ, khiến cho hóa đơn tiền điện tăng cao và làm giảm tuổi thọ, đặt biệt là những ngày tết.

Đặt các vật dụng lên trên nóc lò vi sóng

Bạn cố gắng không nên đặt bất cứ vật gì lên nóc lò gì sóng nhé. Vì điều này sẽ chặn lưới thông gió của lò. Ngoài ra tránh dồn nhiều quần áo vào máy giặt.

Cho quá nhiều quần áo, vượt xa dung tích mà máy giặt có thể chứa thì điều này sẽ làm cho máy hoạt động sai công suất, giảm tuổi thọ máy và tiêu thụ nhiều điện hơn nữa. Và nếu không thật sự cần thiết bạn không nên giặt nước nóng.

Không rút sạc pin điện thoại sau khi sạc xong

Sau khi đã sạc pin cho điện thoại xong thì nhiều người có thói quen để đó luôn, để tiện sạc, không bao giờ rút cục sạc ra vì nghĩ chúng chỉ là thiết bị điện rất nhỏ, cắm luôn vào ổ 24/24 như vậy chẳng tốn là bao. Thực tế, một cục sạc khi được cắm vào ổ điện vẫn tiêu tốn điện năng cho dù không có thiết bị nào được kết nối.

Với những mẹo trên trong quá trình sử dụng các thiết bị điện tử trong nhà của bạn, hi vọng rằng ai cũng có thể kéo dài được tuổi thọ cho các đồ điện của mình. Một mẹo nhỏ nữa là các bạn nên xem kỹ hướng dẫn sử dụng kèm theo trong mỗi thiết bị để có thể sử dụng một cách tối ưu nhất cho mình.

Previous articleNhững thiết bị điện vẫn khiến bạn phải móc hầu bao dù đã tắt
Next articleĐèn led âm trần và những ưu điểm khi sử dụng