Các tiêu chuẩn thiết kế cho động cơ cảm ứng

Ở bài viết này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về chuẩn NEMA là gì? Và tại sao nó quan trọng?

NEMA là viết tắt của National Electrical Manufacturers Association: Hiệp hội các nhà sản xuất điện quốc gia Hoa Kỳ (Mỹ). Tổ chức này đã phát triển một loạt các tiêu chuẩn của vỏ bọc, vỏ bảo vệ cho thiết bị điện tử tương ứng với hệ thống đánh giá IP của Ủy Ban Kỹ Thuật Điện Quốc Tế (IEC).

NEMA đã đề ra các tiêu chuẩn thiết kế về điện cho động cơ cảm ứng, bao gồm các tiêu chuẩn A, B, C và D.

Hình 1. Các tiêu chuẩn thiết kế của NEMA cho động cơ cảm ứng.

Mỗi một tiêu chuẩn thiết kế có khả năng về tốc độ momen và tốc độ trượt riêng độc đáo riêng, tuỳ thuộc vào việc mà động cơ được thiết kế sẽ thực hiện.

1. Kiểu A

Hình 2. Tiêu chuẩn thiết kế kiểu A.

  • Động cơ được cho phép trượt tối đa 5%.
  • Tương tự thiết kế kiểu B về lượng momen.
  • Không bị giới hạn về dòng khởi động.
  • Cho phép trở kháng của cuộn dây thấp hơn bình thường, từ đó giảm điện trở Stator làm cho thiết kế kiểu A hiệu quả nhất tại điểm nguồn.
  • Thường cung cấp momen lớn hơn kiểu B.
  • Quạt li tâm và máy bơm là ví dụ điển hình cho kiểu thiết kế A.

Hình 3. Quạt li tâm (phải) và máy bơm (trái).

2. Kiểu B

Hình 4. Tiêu chuẩn thiết kế kiểu B.

  • Động cơ được thiết kế theo kiểu B là kiểu động cơ được sử dụng phổ biến nhất trong ngành Điện.
  • Độ trượt tối đa của kiểu B là 5%.
  • Tốc độ momen tương tự như các động cơ được thiết kế theo kiểu A.
  • Nhưng dòng khởi động của động cơ bị giới hạn theo tiêu chuẩn của NEMA.
  • Bởi vì loại động cơ này có thể cung cấp Pull Up Torque (tạm gọi là momen kéo tải) tốt nên chúng được sử dụng trong nhiều ứng dụng.

Hình 5. Một số ứng dụng của động cơ thiết kế theo kiểu B.

  • Động cơ được thiết kế theo kiểu B có thể chịu sự tác động hoặc tải tăng đột ngột ở tốc độ lớn nhất mà không có lực bên ngoài ngăn cản.

3. Kiểu C

Hình 6. Tiêu chuẩn thiết kế kiểu C.

  • Động cơ được thiết kế theo kiểu C cũng có độ trượt tối đa là 5%.
  • Kiểu C được chế tạo để cung cấp năng lượng cho các thiết bị đòi hỏi momen tới hạn cao như Positive-displacement pumps và băng tải.

Hình 7. Positive-displacement pumps (trái) và băng tải (phải).

4. Kiểu D

Hình 8. Tiêu chuẩn thiết kế kiểu D.

  • Tương tự như kiểu thiết kế C, động cơ được thiết kế theo kiểu D là động cơ lồng sóc được thiết kế với độ trượt tối đa từ 5% đến 13%.
  • Dòng khởi động thấp.
  • Momen khoá Rotor rất cao.
  • Yêu cầu momen khởi động cơ.

Hình 9. Ứng dụng cẩu trục (trái) và xà lan (phải).

Previous articleModbus RTU là gì ?
Next articleBảng Giá Thiết Bị Điện MPE 2022- Cập nhật 03.2022