Mẹo sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả 4 mùa

Vấn đề tiết kiệm điện luôn là đề tài muôn thuở mà nhiều người quan tâm, nhất là các chị em nội trợ. Luôn có những thủ phạm vô hình gây tổn thất điện trong quá trình sinh hoạt hằng ngày. Vậy làm sao để có thể ngăn chặn và thực hiện việc tiết kiệm điện trong 4 mùa trong năm hiệu quả. Tham khảo qua bài viết này của chúng tôi nhé.

Mẹo sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả 4 mùa

Không quá khó để phát hiện ra các lỗ hổng không khí rò rỉ trong nhà. Tuy nhiên, nếu coi thường, chúng có thể gây hao tổn điện năng, hiệu quả của các thiết bị làm mát, làm ẩm trong thời gian dài.

Các đồ điện có thông số ghi công suất tiêu thụ năng lượng riêng, tuy nhiên khi không sử dụng mà vẫn cắm vào nguồn, chúng cũng âm thầm tiêu tốn điện năng khiến gia đình bạn phải trả thêm một khoản tiền “vô nghĩa” cho hóa đơn tiền điện hàng tháng.

Dù không được cắm vào điện thoại nhưng khi bộ sạc vẫn kết nối với nguồn điện, nó sẽ tiếp tục sử dụng năng lượng. Tuy lượng điện năng tiêu thụ không đáng kể khoảng 1,2W nhưng nếu cứ cắm liên tục thì chúng cũng là nguyên nhân làm tăng giá hóa đơn tiền điện hàng tháng của khách hàng.

Nhiều người thường có thói quen tắt Tivi bằng điều khiển để tiết kiệm thời gian. Tuy nhiên, thiết bị sẽ được chuyển sang chế độ chờ và vẫn liên tục tiêu thụ một lượng điện không hề nhỏ. Qua các thí nghiệm, con số này có thể lên đến hơn 24W mỗi ngày, đặc biệt, năng lượng tiêu hao sẽ còn nhiều hơn đáng kể với các loại tivi được tích hợp nhiều công nghệ hiện đại và có kích thước lớn.

Máy tính để bàn và Laptop sẽ vẫn hoạt động ngầm, ngay cả khi bạn tắt chúng bằng lệnh “Turn off”. Trung bình, các thiết bị này sử dụng khoảng 96W mỗi ngày, tức là mỗi tháng, lượng điện tiêu thụ của cả gia đình sẽ bị đội lên khoảng ba số điện cho mỗi chiếc máy tính trong nhà. Ngoài ra, con số này sẽ còn cao gấp 1,5 lần nếu bạn có thói quen để máy ở chế độ chờ “Standby”.

Đứng đầu trong danh sách tiêu hao điện năng trong gia đình chính là những thiết bị điện có màn hình hiển thị giờ vốn được tích hợp trong rất nhiều món đồ gia dụng thế hệ mới như: máy giặt, lò nướng, lò vi song, bếp từ, nồi cơm điện… . Những màn hình hiển thị này lại sử dụng đến 108W điện trong 24 tiếng bởi ngoài chức năng hiển thị nó còn giữ một sự kết nối đến toàn bộ hế thống của thiết bị.

Với sự phát triển của công nghệ, bộ phát sóng Wifi đang trở thành thiết bị không thể thiếu trong các gia đình. Đa số các hộ dân sử dụng wifi thường bật 24/24, nhưng ít ai quan tâm đến việc tiêu tốn điện năng của thiết bị này thế nào. Một bộ phát sóng wifi tiêu tốn từ 2W – 20W, lấy công suất tiêu thụ trung bình là 6W, như vậy, nếu bật cả ngày trong một năm, thiết bị này sẽ tiêu thụ khoảng 368kWh, nhân với giá điện trung bình trong nước là 1.549 đồng/kWh thì bạn cần chi trả hơn 570 ngàn đồng tiền điện.

Theo Tiến sĩ Trần Văn Thịnh việc thiết bị vẫn ngốn điện như vậy là do bộ phận biến áp bên trong vẫn còn hoạt động. Biến áp hoạt động sẽ tiêu thụ một lượng điện nhất định. Hiện tượng này được gọi là công suất không tải, công suất này chiếm khoảng 5 – 10% công suất tiêu hao điện của thiết bị. Điều này vô tình làm tăng tiền điện, cũng như tác động xấu tới môi trường.

Khi khách hàng sử dụng điện chi ra một khoản tiền điện hàng tháng để sử dụng, vận hành cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của gia đình thì không ai muốn tiết kiệm điện quá nhiều vì điều này sẽ làm thay đổi thói quen sinh hoạt hàng ngày của ngưởi sử dụng và gây cảm giác không thoải mái. Vì vậy, mỗi khách hàng sử dụng điện nên trang bị những hiểu biết về thói quen sử dụng điện trong nhà một cách hợp lý để phù hợp với nhu cầu sử dụng và mang lại hiệu quả cao trong quá trình sử dụng điện.

Theo số liệu thống kê của EVN sản lượng điện tiêu thụ bình quân các ngày tháng 5 (tính đến 21/05/2018) đã tăng 24% so với tháng 04/2018. EVN khuyến cáo khách hàng sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả bằng việc hạn chế sử dụng các thiết bị tiêu thụ nhiều điện vào giờ cao điểm từ 11h00 – 14h00 và từ 18h00 – 23h00 hàng ngày. Đặc biệt, khi sử dụng điều hòa nhiệt độ cần lưu ý để ở chế độ tối ưu, chỉ nên đặt ở mức 26 độ C trở lên, như vậy sẽ đảm bảo tiết kiệm điện tiêu thụ, hạn chế tình trạng hóa đơn tiền điện tăng đột biến cho khách hàng, mặt khác sẽ góp phần giảm thiểu nguy cơ quá tải cục bộ, gây sự cố gián đoạn cung cấp điện.

Với những mẹo trên đây hi vọng rằng bạn đã có thể áp dụng cho mình được những phương án tiết kiệm điện hiệu quả trong sinh hoạt.

Previous articleMẹo mua và sử dụng đèn trang trí cho ngôi nhà của bạn
Next articleMục đích, ý nghĩa của bảo vệ nối đất